Nâng mũi sụn sườn từ trước đến nay luôn được biết đến là giải pháp thẩm mỹ cao cấp hàng đầu, biện pháp tối ưu khắc phục các nhược điểm trên chiếc mũi. Thế nhưng chắc hẳn phái đẹp ai cũng biết rằng giải pháp làm đẹp này sở hữu kĩ thuật tương đối phức tạp, điều này đòi hỏi những kĩ thuật cao từ chuyên gia. Nâng mũi sụn sườn hiệu quả nhưng dễ biến chứng nếu sai cách.
Tuy nhiên ở một số cơ sở làm đẹp kém chất lượng họ thường bỏ quên đi vấn đề quan trọng này với mục đích cá nhân. Dẫn đến khách hàng khi sử dụng dịch vụ trở thành nạn nhân của những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết những biến chứng đấy là gì và cách phòng ngừa như thế nào nhé.
Kĩ thuật nâng mũi sụn sườn có gì đặc biệt?
Nâng mũi sụn sườn là một trong những kĩ thuật nâng mũi cấu trúc, tuy nhiên thay vì sử dụng sụn tai tự thân các bác sĩ sử dụng sụn sườn để cải thiện những nhược điểm trên chiếc mũi. Việc thay đổi chất liệu độn này khiến cho nâng mũi sụn sườn mang đến những hiệu quả thẩm mỹ mới vô cùng tối ưu cho khách hàng sử dụng dịch vụ.
Nâng mũi sụn sườn hiệu quả nhưng dễ biến chứng nếu sai cách
Hai loại sụn sườn đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay đó chính là sụn sườn tự thân và sụn sườn sinh học. Mỗi loại sụn sẽ phù hợp với từng tình trạng mũi cũng như mong muốn khác nhau của khách hàng. Tùy vào từng trường hợp, sau khi thăm khám các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn những sự lựa chọn hợp lý.
Hai loại sụn sườn có gì vượt trội?
Sụn sườn sinh học là một loại sụn nhân tạo có tính chất vô cùng đặc biệt, thường được sử dụng trong những phương pháp phẫu thuật y khoa. Với khả năng kích thích tăng sinh và tái tạo tế bào tủy xương, chỉ sau một thời gian sử dụng trong khoang mũi, sụn sườn sinh học sẽ tan ra và trả lại cho bạn phần đầu mũi hoàn toàn bằng sụn tự thân. Tuy nhiên để có thể đảm bảo thẩm mỹ, các bác sĩ vẫn sử dụng sụn tai để dựng trụ mũi. Điều này khá khó khăn với các khách hàng đã thẩm mỹ nhiều lần trước đó và không còn nhiếu sụn tai để sử dụng.
Sụn sườn tự thân thì đúng như tên gọi của mình được lấy từ chính xương sườn số 6 hoặc số 7 của khách hàng sử dụng dịch vụ. Chính vì thế loại sụn này có độ tương thích gần như là tuyệt đối. Không những thế các chuyên gia còn nhận định rằng sụn sườn tự thân là một chất liệu tối ưu trong việc dựng trụ mũi. Bạn sẽ hoàn toàn tự tin sở hữu cho mình một chiếc mũi chắc chắn, dễ dàng hơn trong việc chỉnh sửa nhược điểm trên chiếc mũi.
Đọc tiếp bài viết: Nên nâng mũi bằng sụn sườn sinh học hay sụn sườn tự thân?
Nâng mũi sụn sườn hiệu quả nhưng dễ biến chứng nếu sai cách
Kĩ thuật khó nhất trong quá trình thực hiện nâng mũi sụn sườn đó chính là giai đoạn lấy sụn sườn tự thân. Để có thể đảm bảo an toàn đòi hỏi các chuyên gia phải là những người có kinh nghiệm lâu năm và thật tỉ mỉ trong từng thao tác thực hiện. Chỉ cần một sai sót nhỏ bạn cũng dễ gặp phải tình trạng như sụn bị teo sau nâng mũi, lệch sóng mũi hoặc thậm chí có thể là nhiễm trùng vị trí lấy sụn.
Một biến chứng tiếp theo đến từ việc sử dụng chất lượng sụn nâng mũi không an toàn, gây ra tình trạng sụn không tương thích với cơ thể, nếu như không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến lộ chất liệu độn hoặc thậm chí có thể là hoại tử vùng mũi. Đây được coi là biến chứng nặng nề nhất khi thực hiện nâng mũi sụn sườn ( https://medika.vn/tham-my-mui/nang-mui-sun-suon/ ).
Những biến chứng trên mũi không chỉ xuất phát từ những sai sót của bác sĩ trong quá trình thực hiện mà còn có thể do bạn không biết chăm sóc mũi đúng cách tại nhà. Có rất nhiều trường hợp khách hàng vì quá chủ quan, không chú trọng trong việc vệ sinh và chăm sóc mũi hậu phẫu. Cuối cùng không những không đạt được hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn mà còn gây ra những tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mũi sau này. Chính vì thế để có thể chủ động bảo vệ mình, các chị em cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và chính xác.